- 1. Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng gà
- 3. Thời điểm gà mắc tụ huyết trùng nhiều nhất
- 4. Cơ chế lây bệnh tụ huyết trùng gà
- 5. Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở gà
- 6. Phân biệt bệnh tụ huyết trùng với một số bệnh khác
- 7. Điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
- 8. Phòng bệnh tụ huyết trùng trên gà và gia cầm như thế nào?
- 9. Bệnh tụ huyết trùng có lây sang người không?
Bệnh tụ huyết trùng ở gà khá nguy hiểm và có mức độ lây lan nhanh. Chỉ trong vài ngày có thể toàn bộ đàn gà mắc bệnh. Không những thế khi dã bị bệnh thì khả năng tử vong là khá cao. Vì thế mà cần phải biết cách chuẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gà nhanh từ các dấu hiệu nhận biết. Sau đó tìm cách xử lý, cách ly và chữa trị một cách kịp thời.
- Cách Trị Gà Ăn Không Tiêu Nên Uống Thuốc Gì Hiệu Quả?
- Cách Chữa Gà Bị Sưng Mắt Có Bọt Mủ Hiệu Quả Sau 7 Ngày
- Cách Chữa Mốc Cho Gà Chọi Bằng Thuốc Tây
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì?
Bệnh tụ huyết trùng gà là bệnh gây ra xuất huyết, nhiễm trùng dưới da, niêm mạc khiến gà có thể bị chết đột ngột do tình trạng xuất huyết cấp tính. Diễn biến bệnh cực nhanh gà chết chỉ trong vài ngày nên đa phần những nhà chăn nuôi đều không kịp trở tay. Và tình trạng này có thể nhanh chóng lan rộng ra khắp cả đàn nuôi.
Dân gian thường gọi bệnh tụ huyết trùng gà là bệnh toi gà. Khi gà đã bị toi thì hầu như không chữa được khi tỉ lệ chết lên tới 90-95%. Cũng thiếu kiến thức nên đa phần sẽ chết cả đàn. Hú họa còn con nào sống thì sống. Người thì vứt đi, người thì thịt ăn mà không lo ngại vấn đề gì cả. Tuy nhiên cũng nên chú ý vì gà đã bị bệnh thì việc sử dụng làm thực phẩm là việc hết sức chú ý.
Không chỉ gà mà chúng còn xuất hiện trên bất cứ động vật nào thuộc gia cầm như chim chóc, ngan, vịt… Vì thế nếu đã là nhà chăn nuôi, các sư kê nuôi gà chọi, gà đòn thì không thể bỏ qua bước phòng chống bệnh tụ huyết trùng này.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng gà
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới gà mắc bệnh toi gà. Biết được nguyên nhân thì việc chuẩn đoán, điều trị trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây ra chính là loại cần trực khuẩn có tên khoa học là Pasteurellaviseptica. Chúng gây ra tình trạng xuất huyết, viêm nhiễm dưới các tổ chức da, niêm mạc. Khi bị xuất huyết quá nhiều sẽ dẫn tới đi đứng không vững, bỏ ăn, mào tái và cuối cùng là tử vong.
Thời điểm gà mắc tụ huyết trùng nhiều nhất
Nếu để ý kỹ thì chúng ta sẽ thấy có những khoảng thời gian trong năm thì gà bị bệnh sẽ cao hơn. Đặc biệt khi vào mùa hạ tình trạng mưa nhiều, độ ẩm tăng cao. Đây chính là điều kiện lý tưởng để loại trực khuẩn Pasteurellaviseptica lộng hành. Vì thế sau mỗi trận mưa, bão nếu chuồng gà không được che chắn cẩn thận thì rất dễ gà dính bệnh. Ban đầu là 1 con sau đó lan rộng ra cả đàn nếu tiếp xúc chung với nhau.
Cơ chế lây bệnh tụ huyết trùng gà
Như đã nói ở trên thì việc gà đã mặc bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Vì thế mà chúng ta cũng nên nắm rõ cơ chế lây bệnh của chúng để biết cách phòng tránh. Theo như các tài liệu khoa học thì loại virut này lây qua 2 đường chính là hô hấp và tiêu hóa. Vì thế mà khi nhốt chung thì chúng có thể lây qua hô hấp hoặc các loại thức ăn nhiễm mầm bệnh.
Cũng có những cá thể tự khỏi bệnh tuy nhiên số lượng không nhiều. Có thể do đã có vắc xin hoặc thể trạng gà tốt. Nếu gặp gà cá thể yếu thì có thể sẽ bị chết khi không chống chọi được với mầm bệnh này.
Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở gà
Việc chuẩn đoán là hết sức quan trọng để đảm bảo được phát hiện bệnh sớm và chữa trị cách ly. Vì thế mà những dấu hiệu tụ huyết trùng là tiền đề để giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải. Nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì hãy nhanh chóng cách ly và chữa trị kịp thời.
- Gà chết đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Gà di chuyển chậm chạp khi không thể điều khiển được chân và cánh.
- Gà khó thở chảy nước mũi kết hợp với phân xanh, trắng kèm máu trong 4-5 ngày.
- Xuất huyết niêm mạc dưới da, sưng mũi và xuất huyết tới chết.
Đó là những dấu hiệu bên ngoài trước khi chúng chết. Nhiều trung tâm hoặc trại gà nuôi số lượng lớn căn cứ vào việc giải phẫu cơ thể chúng để tìm hiểu rõ nhất.
- Thịt sẫm màu đỏ do xuất huyết dưới da và trong các bó cơ.
- Phổi xuất hiện các cục máu đông màu đen, tụ nước.
- Mỡ vành tim xuất huyết, tích nước.
- Mào sưng phù và dần tím đen hoại tử.
Phân biệt bệnh tụ huyết trùng với một số bệnh khác
Từ những dấu hiệu bệnh tụ huyết trùng gà này có thể phân biệt với một số loại bệnh khác phổ biến trên gà. Đặc biệt có thể nhầm lẫn với bệnh Newcaster, CRD hay thương hàn.
Điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Ngoài việc tiêm vắc xin thì hiện nay chưa có phác đồ điều trị cụ thể loại bệnh này. Đa phần bị là sẽ chết lên tới 80-90% nên việc tiêm phòng vắc xin là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên còn nước còn tát và chúng ta cũng có thể thử một số loại thuốc sau đây.
- Đầu tiên là các loại kháng sinh như Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone. Giúp chúng có thể chống lại được viêm nhiễm, xuất huyết. Loại kháng sinh này có thể bổ xung vào thức ăn hoặc nước uống cho uống hàng ngày. Hoặc cũng có thể bơm trực tiếp vào miệng nếu tình trạng bệnh nặng.
- Cho uống nhiều nước pha chất điện giải, Bcomplex và vitamin C. Chúng sẽ giúp tăng thêm sức đề kháng cho gà. Tăng khả năng chống chịu được với bệnh này.
Phòng bệnh tụ huyết trùng trên gà và gia cầm như thế nào?
Do tỉ lệ tử vong khá cao và rất khó để chữa trị nên việc làm tốt nhất đó chính là phòng bệnh. Tiêm vắc xin và giúp môi trường nuôi nhốt sạch sẽ là các yếu tố hàng đầu để làm các việc này.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà con. Chúng sẽ giúp giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh ở các độ tuổi của gà khác nhau.
- Dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ kết hợp với rắc vôi bột định kỳ trước và sau mỗi lần nuôi. Quét dọn chất thải của chúng thu gom ra nơi xa nuôi nhốt và rắc vôi bột để ủ phân hủy.
- Cách ly nhanh chóng những cá thể đã nhiễm và nghi nhiễm qua một nơi khác. Cách xa đàn nuôi của mình để tránh chúng lây bệnh. Như vậy cũng giảm thiểu phần nào bệnh lây lan.
- Bổ xung các chất điện giải, vitamin C hàng ngày để giảm nóng và tăng sức đề kháng.
Bệnh tụ huyết trùng có lây sang người không?
Không chỉ có tụ huyết trùng ở gà, gia cầm mà chúng có thể lây sang cả bò, lợn, dê, ngan… Vì thế mà chúng ta khi nuôi chung cũng nên cẩn thận tránh việc có thể ảnh hưởng tới chất lượng và sinh mệnh của vật nuôi.
Tuy nhiên chưa có trường hợp cụ thể hay tài liệu nào khẳng định bệnh tụ huyết trùng lây sang người. Nhưng chúng ta vẫn không được chủ quan với bất cứ loại bệnh nào. Tiếp xúc với gà nhiễm bệnh nên rửa tay cẩn thận kết hợp với thay quần áo mỗi lần vào khu vực chăn nuôi. Tuyệt đối không ăn hoặc sử dụng gà bị bệnh tụ huyết trùng làm thực phẩm. Để tránh sảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Với chia sẻ của Gà Đòn Đất Việt hy vọng rằng anh em sư kê đã biết thêm về bệnh tụ huyết trùng ở gà. Hãy cẩn thận bởi loại này tỉ lệ ra đi là rất cao. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với chúng tôi sẽ được tư vấn cụ thể nhất.
Xem thêm bệnh tụ huyết trùng gia cầm wiki !