- 1. Bệnh đậu gà là gì?
- 2. Triệu chứng bệnh đậu gà
- 3. Các dạng bệnh đậu gà
- 4. Độ tuổi dễ bị bệnh đậu ở gà?
- 5. Ưu điểm khi chữa bệnh đậu gà theo cách dân gian
- 6. Nhược điểm
- 7. Hướng dẫn trị bệnh đậu gà theo cách dân gian
- 8. Trị bệnh đậu gà bằng thuốc tây
- 9. Phòng bệnh đậu ở gà như thế nào?
- 10. Bệnh đậu gà có lây sang người không?
Trị bệnh đậu gà theo cách dân gian phương pháp được lưu truyền từ lâu. Những kinh nghiệm này được truyền thụ nhiều năm nay và đa số là truyền miệng. Chúng mang tới sự an toàn và an tâm cho người nuôi gà bởi không hại tới gà. Nhiều người không muốn sử dụng các loại thuốc hóa học ảnh hưởng tới sức khỏe của gà. Thay vào đó các phương pháp dân gian, chữa mẹo được ưu tiên hơn cả.
Bệnh đậu gà là gì?
Bệnh đậu gà là một loại bệnh do các loại vi rút nhóm pox viruses gây nên. Chúng khiến gà bị sưng tại các vị trí đầu mặt trên cơ thể. Thời gian phát bệnh nhanh chóng khi nổi nốt đậu khắp đầu mặt khiến đầu mặt bị biến dạng. Đặc biệt là vị trí mắt khi dễ dàng bị mù khi các vết đậu vỡ loét ra. Tạo nên các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, mù mắt, kém ăn.
Sự nguy hiểm của bệnh đậu gà là lây lan nhanh chóng. Chúng có thể lây sang các cá thể khác trong cùng 1 đàn hoặc cùng 1 chuồng nuôi nhốt. Vì thế mà các đàn nuôi lớn nếu đã mắc bệnh đậu gà mà chưa biết cách xử lý chúng có thể lây lan ra cả đàn.
Triệu chứng bệnh đậu gà
Khi gặp những triệu chứng dưới đây có nghĩa là gà của bạn đã bị mắc bệnh đậu rồi đó. Chú ý theo dõi thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh của chiến kê của mình.
- Gà ủ rũ hoạt động chậm chạp.
- Đầu mặt sưng các cục khối ngày to và lan rộng ra.
- Thị lực kém dần và mù lòa.
- Lây lan nhanh chỉ trong vài ngày đã lây ra cả đàn.
- Tử vong nhanh chóng 7-10 ngày.
Các dạng bệnh đậu gà
Chúng tồn tại ở 2 loại dạng khô và dạng ướt nên cũng dễ dàng để phân loại.
- Dạng khô xuất hiện trên toàn bộ những vùng không có lông ở gà. Những vết sưng màu hồng sau tím tái khô và bong tróc ra. Ở dạng này thì gà tử vong ít và gà vẫn phát triển bình thường. Đặc điểm nhận dạng gà hay vảy vảy như kiểu mắc cái gì đó trên cơ thể.
- Dạng ướt xuất hiện ở các niêm mạc mắt, mũi miệng thanh quản khiến chúng không ăn được và khó thở. Dẫn tới tình trạng tử vong cao.
Hoặc cũng có thể tồn tại ở cả 2 dạng này.
Độ tuổi dễ bị bệnh đậu ở gà?
Gà con thì dễ bị bệnh đậu nhiều hơn gà trưởng thành. Chúng thường bị vào các mốc thời gian 1-3 tháng tuổi. Khi gà đã bị nhiễm bệnh chúng có thể ủ bệnh trong khoảng 5-10 ngày. Vì thế nếu là các sư kê nuôi gà chọi thì cần theo dõi kỹ càng các chiến kê. Còn nếu các trang trại lớn nuôi nhiều thì nên chú ý tiêm vắc xin đậu gà ngay từ nhỏ.
Ưu điểm khi chữa bệnh đậu gà theo cách dân gian
Dưới đây là những ưu điểm của phương pháp này nếu như các sư kê đang muốn tìm hiểu. Ưu tiên đầu tiên đó là sự an toàn và nhanh chóng chữa khỏi bệnh.
Độ an toàn cao
Với phương pháp chữa bệnh đậu gà theo dân gian thì độ an toàn khá cao. Ít hoặc hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe của gà. Vì thế mà mang tới sức khỏe tốt cho gà. Hơn nữa chúng ít có tác dụng phụ cho gà. Nếu như đó là gà thịt thì cũng không còn tồn dư các chất độc hại trong gà nữa. Nhờ đó mà các sư kê yên tâm hơn khi sử dụng.
Thuốc dễ kiếm dễ chữa
Những phương pháp dân gian thường tồn tại xung quanh chúng ta. Vì thế mà chúng cực kỳ dễ kiếm và dễ chưa. Không cần mất quá nhiều công đoạn vẫn có thể làm được điều này. Giúp gà có thể chữa bệnh đậu gà một cách hiệu quả hơn. Thay vì đi mua thuốc tây với chất lượng hên xui thì cách chữa dân gian là một gợi ý.
Tiết kiệm chi phí
Không mất tiền khi tìm kiếm các loại thuốc này và chúng cũng không quá đắt đỏ. Vì thế mà các anh em sư kê nuôi nhiều có thể áp dụng để chữa hiệu quả. ĐÔi khi không phải vấn đề chi phí mà cũng ngại ra mua thuốc khi mua số lượng ít. Vì vậy mà ưu tiên hơn những loại thuốc chữa bệnh hơn thuốc tây.
Nhược điểm
Áp dụng kinh nghiệm chữa bệnh đậu gà theo dân gian nên chúng có ưu điểm là thời gian xử lý bệnh chậm hơn thuốc tây. Khiến nhiều khi gà bị bệnh khỏi từ lúc nào không biết hoặc chủ nhân cũng chưa biết bệnh đậu gà khỏi là nguyên nhân gì, loại thuốc nào. Vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng khi nuôi số lượng ít và tình trạng bệnh chưa nặng. Nếu bệnh đã nặng nên tìm tới các loại thuốc tây để chữa nhanh hơn.
Hướng dẫn trị bệnh đậu gà theo cách dân gian
Dưới đây là những phương pháp trị bệnh đậu gà bằng kinh nghiệm dân gian. Các sư kê xem xem có áp dụng được với chiến kê của mình không nhé.
Trong thành phần của loại lá này có những chất có thể khiến cho những nốt đậu gà có thể lặn đi nhanh chóng. Đó là những nốt ở bên ngoài da và cũng giúp gà lấy lại sức khỏe của mình. Linh hoạt hơn, ăn uống khỏe hơn. Chả biết chúng có chất gì nhưng thấy có tác dụng. Sử dụng rất đơn giản đó là lấy lá của cây này xong sau đó vứt vào khu vực nuôi gà để chúng tự khỏi. Cây này cũng không biết lấy ở đâu nhưng với quả nhìn rất dễ nhận biết. Các anh em xem khu vực mình có cây này không nhé.
Thời gian trị bệnh khá nhanh chỉ khoảng từ 3-6 ngày là thấy kết quả. Hơn nữa chúng còn giúp phòng bệnh đậu gà một cách lâu dài. Khi giúp những cá thể gà khác cùng đàn không bị bệnh theo. Việc cần làm của anh em là sử dụng loại lá này vứt vào trong chuồng nuôi và quanh khu vực nuôi nhốt. Nhất là các khu vực chất thải của gà. Nếu cần thì có thể đập dập hoặc vò nát để tăng tác dụng. Đây là kinh nghiệm trị bệnh đậu gà dân gian mà không phải ai cũng biết.
Chi tiết cây Gáo vàng wiki nhé !
Trị bệnh đậu gà bằng thuốc tây
Bệnh đậu ở gà chưa có loại thuốc chữa trị hiệu quả nhất do chưa thể loại bỏ hết virut này. Tuy nhiên nhiều người thường sử dụng thuốc Xanh methylen 2% hoặc cồn Iod 1-2%. Cách chữa cũng khá đơn giản khi chỉ cần bôi chúng vào vết sưng lên là có thể khiến những vết đậu này lặn đi nhanh chóng. Tuy nhiên chúng ta cần phải phát hiện sớm để xử lý trước khi chúng lây lan mạnh ra.
Với 2 kinh nghiệm chữa bệnh đậu gà bên trên thì các sư kê có thể dễ dàng trị bệnh đậu gà cho chiến kê của mình. Sử dụng phương pháp dân gian hoặc thuốc tây đều được.
Phòng bệnh đậu ở gà như thế nào?
Khi đã nắm được nguyên nhân gây bệnh thì việc phòng bệnh đậu gà trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Sau đây là những việc cần làm cho các chủ trang trại gà và sư kê.
Tiêm vắc xin phòng bệnh đậu gà
Vắc xin là phương pháp an toàn và hiệu quả để loại bỏ đậu gà cũng như các loại bệnh khác. Nắm rõ thời điểm tiêm vắc xin sẽ đem lại hiệu quả với việc giảm thiểu chi phí và rủi ro cho việc nuôi nhốt gà. Thời điểm tiêm phù hợp với các mốc 7 ngày, 14 ngày hoặc 122 ngày tuổi. Tuân thủ lịch tiêm vắc xin cho gà con tại bài viết này.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Chuồng trại sách sẽ giảm thiểu tối đa khả năng gà bị bệnh đậu. Ngoài ra chúng cũng hạn chế các bệnh truyền nhiễm khác nữa. Chuồng trại cần sạch và khô ráo hạn chế ẩm ướt là nguy cơ nhiễm các bệnh khác nữa. Sử dụng các loại khí phun hơi nóng ẩm là hiệu quả hoặc sử dụng formol 3% ở 20 °C và dung dịch Iodin 1% làm chết virus, phenol 5% chỉ 30 phút để làm chết virus.
Phun thuốc diệt muỗi, ruồi hoặc các động vật hút máu
Đây là những con vật trung gian truyền bệnh đậu gà nguy hiểm. Các virut gây bệnh đậu gà có thể tồn tại trong chúng hoặc ngoài môi trường lên tới 50-60 ngày. Vì thế phun thuốc loại bỏ và tiêu diệt những con vật ký sinh này để đảm bảo gà không bị nhiễm bệnh lại khi nuôi sau này.
Cách ly cá thể nhiễm bệnh
Khi một con gà đã bị đậu thì chúng ta nên loại bỏ nó ngay lập tức. Cách ly riêng khỏi đàn hoặc khu vực nuôi nhốt. Sau đó sử dụng cách vệ sinh chuồng trại ở ý bên trên để xử lý chuồng nuôi một cách hiệu quả nhất.
Bệnh đậu gà có lây sang người không?
Nhiều người lo lắng rằng bệnh đậu gà có lây sang người không? Tuy nhiên việc này hãy yên tâm vì chưa có trường hợp nào nhắc tới điều này. Nhưng cũng nên cẩn thận rửa tay xà phòng hoặc sử dụng các dụng cụ bảo vệ. Chúng sẽ giúp bạn tránh được những bệnh truyền nhiễm và mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài ra với những con gà bị bệnh đậu cũng không nên ăn và giết thịt. Hãy tiêu hủy chúng bằng cách chôn xuống đất sau đó trộn thêm vôi bột để đảm bảo an toàn.
Với những chia sẻ của Gà Đòn Đất Việt hy vọng anh em đã có thêm kiến thức về bệnh đậu gà. Cũng như biết cách trị bệnh đậu gà theo cách dân gian hoặc sử dụng thuốc tây. Nếu cần thêm trợ giúp nào khác từ Gà Chọi Quân Lực hãy vui lòng liên hệ ngay nhé!
Xem thêm bệnh đậu gà wiki nhé!