Kỹ thuật úm gà con là một kỹ thuật rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi gà thịt cũng như gà đá, gà chọi. Úm gà con theo cách nào để tỉ lệ sống cao nhất? Kỹ thuật úm gà con để gà khỏe mạnh, mau lớn được những người chăn nuôi đúc kết sẽ được Gà Đòn Đất Việt hướng dẫn qua bài viết sau đây.
Quy trình kỹ thuật úm gà con hiệu quả
Đối với bầy gà con mới nở chúng rất yếu ớt về sức đề kháng; cho nên tìm hiểu về ky thuat um ga con rất quan trọng. Đây là bược khởi đầu để cho bà con có được một đàn gà khỏe mạnh, năng suất cao. Đồng thời chăm sóc cho chúng giai đoạn đầu tiên sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh hay chết hàng loạt.
Kỹ thuật úm gà con thả vườn để gà luôn khỏe mạnh
Bà con đang có ý định chăn nuôi gà thả vườn tuy nhiên khi bắt con giống về; chúng rất yếu ớt và không thể tự kiếm ăn. Lúc này bà con có thể sử dụng 2 kiểu chuồng úm gà con: kiểu lồng úm hoặc quây trên nền đất. Việc chọn kiểu chuồng úm gà con tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ.
Úm gà con trên nền đất
Bà con nào úm gà trên đất thì nên lưu ý thêm chất độn chuồng cho gà; một lớp dày khoảng 10 – 15cm. Các chất độn chuồng thường được sử dụng: trấu, rơm, mùn cưa,… Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí và chất độn chuồng có độ thấm hút tốt; Gà Đòn Đất Việt khuyên bà con nên sử dụng trấu.
Chất độn chuồng này bà con nên sử dụng Fomol để khử trùng, phơi khô rồi hãy rải vào chuồng gà. Việc này chủ yếu để tiêu diệt mầm bệnh (nếu có) trong chất độn chuồng.
Sử dụng miếng cót hoặc tấm tôn (nên dùng cót để gà được thoáng mát mà giá lại rẻ) và tiến hành quây từng ô để thả gà. Mật độ nuôi úm gà con tốt nhất là từ 15 đến 20 con. Theo thời gian có thể cơi nới quây khi gà lớn hơn.
Úm gà con trên lồng
Với kiểu úm gà con trên lồng với số lượng 100 con gà, bà con nên đóng lồng có diện tích (DxRxC) 100*200*90 cm (tính luôn cả chiều cao của chân chuồng). Dưới đáy có thể sử dụng phên tre (tấm đan bằng tre nứa) hoặc dưới hình ô vuông 1*1cm. Xung quanh nên dùng thanh tre ghép lưới mắt cáo rào lại chắc chắn để tránh chuột, mèo, thậm chí là rắn đến ăn gà con.
Kỹ thuật um ga con theo mùa chuẩn
Gà con trong giai đoạn đầu đời chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt, cho nên người chăn nuôi phải lưu ý đến điều kiện thời tiết lạnh hay nóng, mùa đông hay mùa hè để có ky thuat nuoi um ga con thích hợp.
Kỹ thuật úm gà con vào mùa hè
Vào mùa hè khí hậu thường oi bức, nhiệt độ cao cho nên lúc này cần giảm nhiệt độ trong chuồng úm lại. Để gà không bị nóng cần để chuồng trại thoáng mát, tuy nhiên cũng cần che chắn khi trời mưa. Phải đảm bảo đầy đủ nước uống để gà không bị khô chân, làm sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh.
Kỹ thuật úm gà con vào mùa đông
Ngược lại vào mùa đông, khí hậu thường hanh khô, nhiệt độ giảm cho nên cần phải tăng công suất sưởi ấm cho gà; tránh để gà bị nhiễm lạnh. Cần tăng cường thêm sức đề kháng cho gà có một sức khỏe tốt nhất.
Cần che chắn kĩ càng tránh cho việc gió đông lùa vào gây ảnh hưởng tới đàn gà.
Kỹ thuật úm gà con mới nở – Cách chọn con giống
Lưu ý trước khi mang con giống về nuôi cần phải ủ ấm lồng, quây úm trước 2 tiếng đồng hồ. Việc này giúp cho gà con có thể thích nghi ngay với điều kiện nuôi nhốt mới.
Khi chọn mua con giống đem về nuôi, bà con cần lưu ý về địa chỉ nhà cung cấp con giống uy tín. Gà con giống ở cơ sở uy tín sẽ có tỉ lệ gà khỏe mạnh cao hơn; con giống ít mắc bệnh nguy hiểm.
Khi nhận con giống cần kiểm tra và lưu giữ giấy kiểm dịch động vật đã được chứng nhận. Tình trạng hộp đựng gà con phải nguyên vẹn, tem niêm phong phải còn nguyên, ngày tháng xuất kho hàng trên hộp đựng gà nên kiểm tra thật kĩ.
Yêu cầu cơ sở chăn nuôi cho xem giấy tờ tiêm phòng gà, ghi lại những thông tin cần theo dõi khi mua gà. Đùng ham rẻ mua những con gà chưa qua kiểm dịch, bởi vì có thể chúng đang mang mầm bệnh mà bà con không hay biết.
Xem xét, quan sát kĩ lưỡng, nên lựa chọn những con gà mắt sáng; lông mượt, bụng mềm, dáng đi không dị thường,…
Kỹ thuật úm gà con 1 ngày tuổi
Khi đã mua được con giống tốt, sau khi mang về nên thả nhẹ nhàng vào chuồng. Nên cho gà tiếp xúc từ từ với máng ăn máng uống để gà quen dần.
Không nên cho gà ăn liền mà nên cho gà con uống nước pha với vitamin theo tỉ lệ 1 lít nước với 3 – 5 gram thuốc. Sau khi gà con đã uống nên thêm tiếp thức ăn cho gà ngay; cần cho từ từ từng chút một vào máng.
Cách 2 tiếng cho gà ăn một lần để làm gà con thèm ăn hơn. Nên cho ít thức ăn để thức ăn luôn tươi mới, làm gà con thích ăn hơn. Với nước uống nên châm lượng vừa đủ, nếu lỡ có dư nên đổ bỏ thay nước mới.
Nhiệt độ úm gà con
Trong kỹ thuật nuôi úm gà con nhiệt độ rất quan trọng. Cần quan sát tình hình đàn gà xem xét chúng có những biểu hiện nào dưới đây để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
- Gà đứng tản ra xa nguồn nhiệt: do nhiệt độ quá cao; cần giảm nhiệt độ xuống bằng cách giảm công suất bóng đèn, mở các rèm che tạo độ thoáng mát.
- Gà đứng tập trung vào một bên của chuồng: có gió lùa vào, cần che chắn ngay.
- Gà tập trung nhiều dưới bóng đèn: thiếu nhiệt. Tăng nhiệt độ lên bằng tăng công suất bóng đèn, lửa than, cần che chắn kĩ hơn.
- Gà trải đều khắp chuồng: nhiệt độ ổn định.
Cung cấp ánh sáng: Tùy thuộc vào loại chuồng nuôi kín hay hở, khí hậu lạnh hay nóng. Tham khảo thông tin chiếu sáng dưới đây:
Kỹ thuật làm chuồng úm gà con đạt tiêu chuẩn
Công tác chuẩn bị chuồng úm gà con cần đúng kỹ thuật chăn nuôi; để có được môi trường chăn nuôi tốt nhất. Vậy cần lưu ý những gì để tạo điều kiện nuôi nhốt gà con tốt nhất ? Hãy tìm hiểu kỹ thuật làm chuồng gà chuẩn nhất.
Vị trí đặt chuồng nuôi: nên cách xa khu nhà ở và khu chăn nuôi gà cũ; để hạn chế mùi hôi và dịch bệnh lây lan sang đàn khác. Nên chọn hướng đông nam để xây chuồng.
Trước khi thả gà con vào nên khử trùng sạch sẽ chuồng trại; dọn dẹp hết tất cả chất thải ra ngoài. Với các dụng cụ chăn nuôi cần vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ. Phơi khô trước khi cho gà con sử dụng.
Trước khi thả bầy mới nên để trống chuồng một thời gian khoảng 15 – 20 ngày. Dùng vạt liệu quây thành lồng cao khoảng 0,7 – 0,8m; chiều cao này vừa đủ để dễ dàng quan sát đàn gà thuận tiện nhất.
Hệ thống sưởi có vai trò quan trọng trong kỹ thuật úm gà con. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, hô hấp của gà.
Có thể sử dụng điện (thông qua bóng đèn), gas hoặc than để sưởi ấm cho gà con. Để tiết kiệm chi phí và công sức, bà con nên dùng bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm gà. Bóng đèn hồng ngoại có 2 lợi ích nổi bật:
- Nguồn nhiệt tập trung dưới bóng đèn mà ít phân tán ra nơi khác.
- Tia hồng ngoại của bóng đèn có tác dụng kích thích xương phát triển và diệt khuẩn cực tốt.
Với hệ thống sưởi bằng bóng đèn, bà con nên treo bóng cách mặt đất 50 – 60cm là hợp lý nhất. Mật độ lắp bóng tốt nhất là từ 60 – 100 con gà/ bóng phụ thuộc theo mùa.
Kỹ thuật nuôi úm gà con và những lỗi thường hay mắc phải
- Việc chăn nuôi gà lớn và gà con mới nở gần nhau rất dễ bùng phát dịch bệnh.
- Chăn nuôi gà quá nhiều sẽ làm gà dễ bị stress, giẫm đạp lên nhau gây chết.
- Vị trí quây gà quá gần với cửa ra vào dễ bị gió lùa. Làm quây gà sai cách dẫn đến việc khó khăn khi chăm sóc.
- Tiết kiệm chất độn chuồng, không rải nhiều sẽ làm cho gà bị lạnh chân ảnh hưởng sức khỏe.
- Bóng đèn không được phân bổ đều làm cho chỗ thừa nhiệt hoặc thiếu nhiệt. Điều này sẽ làm cho gà con dễ bị bệnh.
- Các máng ăn và uống không đủ hoặc quá cao so với gà con. Che chắn quá kín dẫn đến thiếu không khí lưu thông.
Và tổng kết lại quy trình và kỹ thuật khi úm gà con
gà thả vườn nên nhốt tầm 15-20 con 1 chuồng và phải có chất độn chuồng nếu úm trên lồng thì có thể úm 1 lần 100 con phía dưới có thể sử dụng phên tre hoặc tấm lưới để lót.
mỗi mùa đều sẽ có không khí nhiệt độ khác nhau nếu vào mùa hạ thì nên để không khí thoáng mát hoặc áp dụng dụng cụ giảm nhiệt chuồng gà và che kín mưa. Nếu vào mùa đông thì áp dụng các dụng cụ tăng nhiệt giúp chuồng ấm áp không nên để ở khu vực gió nhiều có thể khiến gà con bệnh.
Gà con bạn mua phải ở những nơi có độ uy tín cao có giấy kiểm dịch đầy đủ tem còn nguyên hộp còn nguyên, ngày tháng xuất kho đầy đủ. Như vậy mới có thể đảm bảo giảm thiểu gà bị bệnh.
Nuôi quá nhiều gà con chung 1 chỗ là lỗi mà sư kê thường mắc phải. Nếu gà có bệnh sẽ lây lan thành dịch , số lượng quá đông dẫn đến gà stress yếu về tinh thần vì dẫm đạp lên nhau. Và một số lỗi khác như chất độn chuồng quá ít, chỗ quay gà gần nhau quá, máng ăn cho gà cao khiến gà con ăn không no.
Kỹ thuật úm gà con theo quy trình chuẩn sẽ làm cho gà mau lớn, phát triển khỏe mạnh. Bà con cần phải nắm bắt tốt kĩ thuật chăm sóc gà con trong giai đoạn đầu đời. Để có bầy gà có năng suất tốt thì giai đoạn úm gà rất quan trọng. Qua bài viết này Gà Đòn Đất Việt mong là bà con đã có thêm kinh nghiệm cho mình trong việc chăm sóc đàn gà.