Gà bị ốm trong khiến gà không thể phát triển và sinh hoạt được như bình thường. Vì thế mà thể chất và vóc dáng có sự thay đổi rõ rệt. Nếu không phát hiện sớm có thể mất đi 1 gà tài, gà quý. Các sư kê cần phải quan sát gà của mình kỹ càng để đảm bảo xử lý tình trạng gà chọi bị ốm trong một cách nhanh nhất. Kinh nghiệm của Gà Đòn Đất Việt sẽ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong vấn đề này.
Gà chọi bị ốm trong là gì?
Gà bị ốm trong là những tình trạng bệnh bên trong cơ thể gà mà ít khi biểu hiện ra bên ngoài. Chúng khiến gà nhợt nhạt, thiếu sức sống và giảm cân nhanh chóng. Mặc dù chế độ ăn uống đầy đủ nhưng vẫn không thể tăng cân hoặc lờ đờ uể oải. Tình trạng kéo dài có thể khiến gà bị suy kiệt mà chết hoặc ảnh hưởng tới dáng đi, dáng đứng.
Nhận biết gà chọi bị ốm trong như thế nào?
Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá được bệnh của gà và gà có bị ốm trong hay không? Việc này cần có kinh nghiệm để có thể đánh giá được chất lượng cho việc này. Dưới đây là 1 số tiêu chí mà các sư kê có thể tham khảo qua và áp dụng.
Cách nhận biết đơn giản nhất là gà gầy yếu và còi cọc không lớn, không tăng cân mặc dù cho ăn đều. Việc này có thể do bị ốm trong hoặc nhiều nguyên nhân khác liên quan tới hệ tiêu hóa của gà. Khiến gà không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Ngoài ra cũng có thể chú ý tới cân nặng của gà khi chúng cứ sụt giảm dần mặc dù cũng không bị bệnh tật gì rõ ràng. Một đặc điểm nữa mà khách hàng có thể quan tâm đó chính là hệ thống lông gà của chúng. Gà khỏe mạnh thì lông sẽ mượt mà, bóng loáng. Ngược lại gà ốm yếu thì lông sẽ rụng và xơ xác.
Nguyên nhân gà chọi bị ốm trong
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc này. Chúng cũng có thể là do nhiều bệnh lý của gà mà chúng ta không biết nên xếp chúng vào tình trạng bị ốm trong. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến mà các anh em nuôi gà cần lưu tâm.
Bệnh về đường tiêu hóa
Những bệnh này khiến cho gà không hấp thụ được thức ăn thì gà không thể lớn và phát triển được. Cho dù có cho ăn ngon, ăn bổ như thế nào cũng vô ích. Những bệnh liên quan tới tiêu hóa như phân xanh phân trắng, ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng. Việc này có thể nhận biết dễ dàng thông qua lượng thức ăn đưa vào và đối chiếu với sự phát triển của gà.
Do nhiễm giun sán
Việc nhiễm quá nhiều giun sán cũng ảnh hưởng khá nhiều tới gà. Chúng tranh chấp và hấp thụ hết các chất dinh dưỡng của gà. Chúng cũng khiến cho cơ thể gà bị mệt mỏi, uể oải, biếng ăn và chậm phát triển. Về vấn đề giun sán thì không cần phải thảo luận nhiều.
Do đánh trận ác liệt
Thông thường sau mỗi trận đánh thì gà sẽ bị ốm mất một khoảng thời gian. Những vết thương bên trong rất khó phát hiện khiến gà bị ảnh hưởng khá nhiều. Có thể là các vết thương liên quan tới nội tạng, khung xương của gà. Vì thế mà chúng cần thời gian phục hồi. Việc này có thể phát hiện dễ dàng sau mỗi trận đánh hoặc quá lâu gà chưa hồi phục.
Do vần vò om gà chưa đúng cách
Có nhiều trường hợp gà chọi bị ốm trong do chủ nhân chưa biết cách vần gà, cách vào nghệ hoặc ra nghệ cho gà. Dẫn tới gà bị ảnh hưởng, bị chột không lớn không phát triển được. Ngoài ra cũng có thể do gà chưa đủ tuổi nhưng đem đi vần vò, om bóp khiến thui chột sự phát triển. Những nguyên nhân này thường sảy ra với những sư kê mới chơi, ít kinh nghiệm.
Cách chữa gà bị ốm trong nhanh chóng
Khi đã nắm được nguyên nhân gà chọi bị ốm trong thì việc xử lý sẽ đơn giản hơn là việc chữa tù mù không biết nguyên nhân. Tùy từng loại mà có cách xử lý khác nhau nhưng cơ bản vẫn hỗ trợ tốt cho gà.
Tẩy giun cho gà
Không quá mới nhưng cần thiết với bất cứ độ tuổi nào của gà. Tẩy giun sán thường xuyên định kỳ loại bỏ cả giun và cả trứng của chúng. Giúp thức ăn và chất dinh dưỡng không bị lãng phí khi cho gà. Cũng hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm do gà bị sán, giun.
Xử lý các bệnh về tiêu hóa
Theo dõi kiểm tra xem tình trạng phân như thế nào? Bình thường hay phân xanh phân trắng? Kiểm tra xem gà ăn có tiêu hay không từ đó tìm cách xử lý sao cho phù hợp nhất.
- Gà phân xanh phân trắng có thể ra hiệu thuốc thú y để người ta bán cho nhé. Giá rẻ lắm chỉ vài chục là có liều thuốc.
- Gà ăn không tiêu thì có thể cho ăn tỏi là giải quyết nhanh nhất.
Thay đổi chế độ thức ăn
Nhận định xem gà có phải do thức ăn mà bị ốm trong hay không? Tiến hành xử lý tẩy giun trước khi cho ăn nhé. Bổ xung thêm các loại thức ăn dễ tiêu nhưng giàu dưỡng chất như thịt bò, lươn trạch, sâu worm. NGoài ra nếu rảnh có thể ngâm thóc mầm để tăng cường dưỡng chất cho gà.
Đi kèm với đó là các loại thức ăn rau xanh như cà chua, cà rốt hoặc các loại bí đỏ, giá đỗ, xà lách… Đây đều là những loại dinh dưỡng mà bất cứ chú gà nào cũng cần khi đá gà.
Hạn chế tập luyện
Khi gà đã bị ốm trong coi như là nội thương rồi thì nên hạn chế tối đa tập luyện vần vò. Thay vào đó là các chế độ nghỉ ngơi tập luyện sao cho hiệu quả. Đặc biệt là các chế độ phơi nắng để hấp thu tốt các loại vitamin D, canxi. Thời gian phơi tốt nhất đầu giờ sáng và trưa. Không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà lựa chọn các bóng dâm để tăng thêm hiệu quả.
Dùng thuốc trợ lực từ Thái Lan
Các loại thuốc trợ lực luôn là phương pháp khiến gà khỏe mạnh lên và phục hồi từ bên trong. Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng từ Thái Lan đặc biệt mang lại hiệu quả cao. Bởi đây là đất nước của gà với những trận chiến ác liệt. Các sư kê có thể tìm mua các loại thuốc như enervon C và boganic. Mỗi loại này có thể uống mỗi ngày 1v duy trì trong khoảng 1 tuần tới 10 ngày. Sau đó đánh giá kết quả sao cho phù hợp nhất.
Đi kèm với đó là các loại thuốc bổ chuyên dụng khác như thuốc tiêm Catosal hoặc các loại thuốc cho gà đá được giới thiệu tại mục này.
Bên cạnh với đó là các vết thương bên ngoài và chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất. Khi gà bị ốm cũng không nên cho gà đạp mái hoặc duy trì nòi giống. Áp dụng những cách này có thể khiến gà không bị ốm trong hoặc cải thiện thêm về tình hình sức khỏe cực tốt.
Chia sẻ này bắt nguồn từ kinh nghiệm của gà đòn Đất Việt Chấm Com. Vì thế có thể áp dụng cho chiến kê của mình. Nếu cần thêm trợ giúp của chúng tôi hãy liên hệ hoặc comment xuống bên dưới nhé.