Bệnh dịch tả gà (bệnh Newcastle hay bệnh gà rù) là căn bệnh gây ra cái chết hàng loạt trên gà nói riêng và gia cầm nói chung. Căn bệnh cũng là nỗi khiếp sợ và gây lo lắng cho những hộ chăn nuôi gia cầm bởi tỷ lệ chết có khi lên đến 100% làm thiệt hại kinh tế nặng nề.
Để có cái nhìn rõ hơn về benh dich ta ga, hôm nay tôi – PGS – TS Phạm Ngọc Thạch sẽ giới thiệu nguyên nhân và cách khắc phục căn bệnh gà rù cho bà con tham khảo.
#Bệnh dịch tả gà – Nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích
Nguyên nhân gây bệnh dịch tả gà
Nguyên nhân gây ra căn bệnh dịch tả gà là một loại RNA virus thuộc bộ Mononegavirales; họ Paramyxoviridae, chi Avulavirus, loài Newcastle disease virus.
Căn bệnh lây lan rất nhanh trong đàn, chủ yếu là vào mùa lạnh. Khi ghép thêm những căn bệnh gà đá khác (bệnh thứ phát) thì tỉ lệ sống hầu như là 0%. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào !
Phương thức lây truyền bệnh Newcastle
Bệnh dịch tả ở gà có phương thức lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, đường tiêu hóa do tiếp xúc môi trường bị nhiễm bệnh; hoặc gà khỏe giẫm đạp phải phân do gà bệnh thải ra. Hoặc có thể lây gián tiếp từ mẹ sang con thông qua vỏ trứng gà bị nhiễm virus. Ngoài ra nếu có tiếp xúc với những loài chim hoang dã có mang mầm bệnh, thì cũng là nguồn lây bệnh khó kiểm soát.
Dịch tả ở gà có thể bùng phát ở bất cứ giai đoạn nào, tuy nhiên gà con là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh hơn cả do sức đề kháng còn non yếu.
Đề kháng của vi rút gà rù
Trong môi trường nhiệt độ từ 1 – 4 độ C virus có thể sống từ 3 đến 6 tháng. Trong môi trường nhiệt độ 20 độ C, chúng sống được 12 tháng.
Chủng loại virus này có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi tia UV, chất khử trùng formol 5%; các loại thuốc diệt trùng như: Novadine 10%, Novacide, Novasept,…
Thời gian ủ bệnh dịch tả gà
Thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 2 đến 15 ngày, bình quân là 5 đến 6 ngày.
- Virus có độc lực mạnh: khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, chúng sẽ sinh sôi nảy nở nhanh tại hệ tiêu hóa, hô hấp. Virus di chuyển nhanh đến các bộ phận khác để gây bệnh theo đường máu.
- Virus có độc lực yếu: khi đã vào được cơ thể, vi rút nhân lên trong các tế bào hô hấp và tiêu hóa. Sau khi có đủ điều kiện thuận lợi chúng sẽ bùng phát ra bên ngoài gây bệnh.
Triệu chứng bệnh dịch tả ở gà
Các triệu chứng bệnh dịch tả gà xảy ra chủ yếu ở 3 thể:
Thể mãn tính
Sau khi phát dịch, gà có những triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này rất dễ nhận biết như:
- Gà ngoẻo đầu ra sau, đi giật lùi, đi vòng tròn không kiểm soát, không mổ trúng thức ăn.
- Gà bị liệt không đi được, nhạy cảm, dễ kích động khi nghe âm thanh lớn.
- Gà chết sau thời gian 2 – 3 ngày do kiệt sức vì không thể ăn.
Thể cấp tính
Những biểu hiện điển hình ở thể cấp tính của căn bệnh Newcastle.
- Gà bỏ ăn, ủ rũ, cánh xụ xuống, xù lông ra; đứng hoặc nằm một chỗ.
- Diều căng phồng và mềm do gà uống nhiều nước.
- Gà bị tiêu chảy phân xanh, phân trắng; nước mũi có màu trắng – đỏ;
- Gà hô hấp khò khè, gà bị sốt cao đến 43 độ C; mào tím tái, chết rất nhanh, nếu không chết thì sẽ để lại di chứng thần kinh.
Thể rất cấp tính
Ở dang rất cấp tính không có biểu hiện rõ ràng, gà chết nhanh trong vài giờ. Có vài biểu hiện như bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao, khó thở.
Bệnh tích gà rù
Sau khi giải phẫu những con gà bị bệnh dịch tả, có thể nhận thấy những biểu hiện đặc trưng
- Ở thể rất cấp tính: không có quá nhiều biểu hiện rõ rệt, chỉ thấy có xuất huyết tại hệ thống hô hấp, ngoại tâm mạc, màng ngực.
- Thể cấp tính: khoang mũi xuất hiện dịch nhớt đục. Phần đầu, cổ, yết hầu xuất hiện hiện tượng phù thủng chảy dịch vàng. Phần niêm mạc mũi, miệng, khí quản bị xuất huyết nghiêm trọng.
- Thể mãn tính: dấu tích xuất hiện chủ yếu ở đường tiêu hóa của gà nhiễm bệnh
- Bao tử: xuất huyết dạng tròn, có khi tập trung kéo dài thành vệt.
- Đường ruột: thành ruột non bị viêm, loét hình tròn, bầu dục,… nếu bị nặng các vết loét có thể kéo dài đến phần ruột già.
- Gan: có dấu vết thoái hoá màu vàng nhạt.
- Thận: sưng phù nhẹ, có màu nâu xám.
- Buồng trứng, dịch hoàn có xuất huyết thành từng đám. Trứng non vỡ trong thành bụng.
Cách điều trị bệnh dịch tả ở gà
Đã có cách chữa bệnh dịch tả ở gà hay chưa ? Tìm hiểu một số cách trị bệnh dịch tả cho gà đơn giản và hiệu quả.
Thuốc trị dịch tả cho gà
Bệnh dịch tả gà lúc trước chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hiện giờ đã có một loại kháng thể dịch tả gà điều trị khá hiệu quả căn bệnh này, đó là kháng thể KTG.
Dùng tiêm dưới bắp hoặc da của gà bị bệnh từ 2- 4 ml/ con. Nên kết hợp thêm với thuốc chống bội nhiễm: HAN-CILLIN-50, Hampiseptol, HANFLOR 4%;… Kết hợp thêm chất điện giải, thuốc tăng sức đề kháng như: B-Complex, B-Comvit,…
Phác đồ hạn chế tỷ lệ chết và phát tác căn bệnh thứ phát
- Sát trùng chuồng trại bằng một trong 3 loại thuốc sau: NOVADINE, NOVASEPT hoặc NOVACIDE với quy trình 3 ngày/ lần.
- Sử dụng loại vắc xin Lasota tiêm cho toàn bộ đàn gà (sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì).
- Hạn chế căn bệnh kế phát bằng việc sử dụng thuốc NOVA FLOX 20%, NOVA-TRIMOXIN hoặc NOVA-TRIMEDOX. Pha thuốc cho gà uống liên tục trong 5 ngày.
- Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách cho gà uống NOVA-ELECTROVIT, NOVA VITA PLUS, NOVA-C COMPLEX,…
Phòng bệnh dịch tả cho gà hiệu quả – an toàn
Công tác phòng bệnh cho gà hết sức quan trọng, bởi khi đàn gà bị nhiễm bệnh thì sẽ trở tay không kịp.
Cách phòng bệnh dịch tả cho gà
- Sát trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên để tiêu diệt mầm bệnh.
- Nên nuôi cách lứa với nhau. Những con gà mới mang về phải được quây riêng một chỗ để theo dõi và quan sát tình trạng của chúng.
- Giữ khu vực chăn nuôi thoáng mát và khô ráo. Thức ăn, nước uống phải hợp vệ sinh.
- Theo dõi lịch tiêm ngừa cho gà thường xuyên để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm: bệnh Gumboro ở gà, bệnh tụ huyết trùng ở gà, bệnh bạch lỵ, bệnh gà rù,…
- Pha vacxin Lasota theo tỉ lệ ghi trên bao bì rồi nhỏ mắt mũi hoặc cho gà uống.
Bài thuốc nam phòng bệnh gà rù
Tên thuốc | Số lượng cần dùng |
Bài thuốc 1 | |
Dây vàng giang | 12gr |
Trắc bá diệp | 16gr |
Địa nhĩ thảo | 16gr |
Chút chít | 16gr |
Bài thuốc 2 | |
Bắc sài hồ | 20gr |
Liên cập thảo | 16gr |
Mã thuật | 16gr |
Rau bồ cóc (Bồ công anh) | 20gr |
Ngọc xị | 12gr |
Bài thuốc 3 | |
Địa hoàng | 16gr |
Thược dược | 12gr |
Truật sơn kế | 12gr |
Huyền hồ sách | 16gr |
Ngũ Mộc hương | 12gr |
Bài thuốc 4 | |
Chi liên | 16gr |
Huyền sâm | 12gr |
Bạch thược | 12gr |
Hồng lam hoa | 8gr |
Bài thuốc 5 | |
Đơn bì | 16gr |
Hoàng kỳ | 16gr |
Đại thanh diệp | 12gr |
Ngô thù du | 12gr |
Ngũ Mai Tử | 12gr |
Khi sử dụng cần sắc kĩ thuốc 2 lần, lọc bỏ bã chắc lấy nước thuốc pha cho gà uống. Theo liều lượng trong bảng trên, dùng cho 10 con gà lớn, hoặc 40 con gà con theo mẹ.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh dịch tả gà và phương pháp điều trị cũng như cách phòng bệnh hiệu quả đã được kiểm chứng. Bệnh dịch tả trên gà thật sự là một căn bệnh nguy hiểm, khả năng truyền nhiễm nhanh và gây chết lên đến 100%. Người chăn nuôi phải thực sự quan tâm đến đàn gà để đề phòng và có phương pháp điều trị ngay khi dịch bùng phát. Mọi thắc mặc của bà con chăn nuôi vui lòng để lại bình luận cho Gà Đòn Đất Việt. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết !
Một vài câu hỏi thường gặp
Bệnh dịch tả gà do một loại RNA Virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng khi xuất hiện thêm căn bệnh thứ phát.
Đã có một vài phác đồ điều trị bệnh dịch tả gà khá hiệu quả như:
– Sử dụng kháng thể KTG, kết hợp với các thuốc đề kháng và thuốc chống bội nhiễm.
– Tiêm vacxin Lasota cho toàn bộ đàn gà khi phát hiện bệnh. Ngoài ra tiến hành khử trùng chuồng trại và pha thêm thuốc tăng đề kháng cho gà uống mỗi ngày.
– Cách trị bệnh gà rù bằng tỏi cũng là một phương pháp được nhiều bà con áp dụng.
Tiến hành thực hiện các phương pháp: dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, sử dụng thức ăn nước uống hợp vệ sinh; cung cấp đầy đủ thuốc tăng sức đề kháng cho gà; tiêm phòng theo lịch để phòng chống các căn bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra bà con có thể sử dụng các bài thuốc nam để phòng bệnh cũng rất hiệu quả.