Chữa bệnh EDS trên gà hiệu quả và cách phòng bệnh tốt nhất

Chữa bệnh EDS trên gà hiệu quả và cách phòng bệnh tốt nhất

Có rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm mà khi chăn nuôi gà bà con cần quan tâm. Hội chứng giảm đẻ EDS trên gà cũng vậy ! Là một căn bệnh gây giảm tỉ lệ trứng, giảm chất lượng con non sinh ra gây thiệt hại kinh tế. Chữa bệnh EDS trên gà đang là một trong những chủ đề được nhiều người chăn nuôi gà hay các sư kê quan tâm hiện nay. Đây được xếp loại là một bệnh gà đá khá nguy hiểm.

Hội chứng giảm đẻ EDS (Egg drop syndrome) là một bệnh cấp tính đến mãn tính ảnh hưởng đến chim đẻ như: gà, vịt, ngan, ngỗng,… Nó được gây ra bởi virut chủng adenovirus gia cầm, có chiều dài 70-75nm. Bệnh làm giảm đáng kể số lượng và chất lượng trứng của gà.

Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các trang trại, hộ nuôi gà. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết bệnh cũng như cách phòng chữa bệnh EDS trên gà hiệu quả nhé!

Nguyên nhân nào dẫn đến Hội chứng giảm đẻ EDS ?

Hội chứng giảm đẻ ở gà được gây ra bởi virut loại adenovirus trên gà, có chiều dài 70-75nm. Nó có thể lây lan cao nhất theo chiều dọc bởi trứng được đẻ từ đàn gà bố mẹ đã nhiễm bệnh EDS.

Các loài chim, động vật hoang dã có khả năng mang mầm bệnh rất cao. Ngoài ra, Hội chứng giảm đẻ còn lây lan từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, uống…).

Các phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn từ phân và các chất bài tiết khác của đàn gà bệnh (tính truyền ngang) cũng là nguồn gây bệnh chủ yếu. Vì tính dễ lây lan của bệnh EDS nên cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống và chữa bệnh EDS trên gà.

Chữa bệnh EDS trên gà

Cách nhận biết bệnh EDS và hướng điều trị

Nhận biết bệnh EDS như thế nào ?

Nhìn chung sức khỏe của gà bị bệnh không bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều. Nhưng khi mổ khám xác gà chết có nhiễm bệnh EDS, người ta thường thấy những biến đổi như sau:

– Trứng bị non và không phát triển. Trên đây những dấu hiệu nhận biết thông thường, dễ gặp. Tuy nhiên, để kiểm tra gà có mắc bệnh hay không, thì cách chính xác và tốt nhất vẫn là thực hiện phản ứng huyết thanh học để kiểm tra kháng thể.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán, giám sát bệnh như: phản ứng HI, ELISA, iiPCR. Phát hiện bệnh trước khi bệnh nổ ra.Trong đó,kỹ thuật iiPCRđang được nhiều cơ sở thú y, trang trại lớn nhỏ lựa chọn.

>>>>>> Cách chữa gà chọi bị ốm trong hiệu quả

Điều trị căn bệnh EDS sao cho hiệu quả ?

Chữa bệnh EDS trên gà bằng thuốc tây

– Bổ sung các loại thuốc giải độc gan thận như: Sorpherol,Goliver,…

– Tăng khả năng đề kháng, hạ nhiệt và bù đắp chất điện giải bị hao hụt bằng: Interferon, Vime C Elctrolyte, Gluco KC,…

– Những Vitamin, men tiêu hóa cũng không thể thiếu giúp gà ăn uống và đi ngoài tốt hơn: Elecamin plus, Lactozyme,..

Xử lý gà bệnh như thế nào ?

Để cắt đứt vòng truyền bệnh, cần có thời gian cách ly giữa các đàn. Các trại đã bệnh hoặc trong vùng đang có bệnh cần ngưng việc nhập đàn mới; thực hiện tiêu độc hàng ngày.

Gà bệnh, chết cần được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn sâu 2 lớp vôi; tuyệt đối không được vứt xác ra môi trường xung quanh.

???? ???? ???? ???? Cách nào phòng tránh bệnh cho gà vào mùa mưa?

Trên đây, là toàn bộ kiến thức về Hội chứng giảm đẻ cũng như cách chữa bệnh EDS trên gà. Hy vọng với bài viết trên, Gà Đòn Đất Việtcó thể giúp người chăn nuôi gà hay những sư kê có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Tin liên quan

Thông báo